Mảnh đất Việt Nam nhỏ xinh của chúng ta có rất nhiều những công trình, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Vậy nếu lựa chọn trải nghiệm du lịch 1 ngày bạn sẽ lựa chọn địa điểm nào? Thủ Đô Hà Nội với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến hay Vịnh Hạ Long thơ mộng và hùng vĩ. Thế nhưng, hãy bỏ qua những địa điểm trên, hôm nay chúng tôi sẽ đưa bạn đến với mảnh đất Hà Nam – vùng chiêm trũng nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Không chỉ được biết đến là quê hương của nhà văn Nam Cao mà nơi đây còn nổi tiếng với ngôi chùa Tam Chúc – Một trong những địa điểm tâm linh lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.
Ngay bây giờ, hãy cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu những điểm hấp dẫn và đặc sắc khi đến du lịch Chùa Tam Chúc mà bạn không nên bỏ lỡ nhé!
1, Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?
Khu du lịch quốc gia Tam Chúc hay còn được gọi tắt là Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao và 3 thôn của xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Với tổng diện tích là 5.000ha, Tam Chúc chính là vùng đất địa linh bởi địa thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Nhìn tổng thể Tam Chúc bạn sẽ thấy được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ mà kỳ vĩ, ba mặt được bao bọc bởi những dãy núi đá, cùng sáu ngọn núi đá vôi nổi trên mặt nước vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó là một hệ thống các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, mang đậm nét trang trí điêu khắc hoa văn của dân tộc ta.
2, Hướng dẫn phương tiện di chuyển đến Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc cách thành phố Phủ Lý 16km, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để đến như ô tô, xe máy, xe buýt để đi theo QL21A và QL21B đến thị trấn Ba Sao. Tuy nhiên từ khu vực bãi gửi xe đến cổng Tam Quan Nội có khoảng cách gần 5km, đoạn đường không quá dài nhưng để đảm bảo bạn có đủ sức khỏe tham quan được hết di tích thì bạn nên đi xe điện hoặc đi thuyền để đến được khu vực chính.
3, Những địa điểm không nên bỏ qua khi đi du lịch Tam Chúc
– Cổng Tam Quan: Sau khi tham quan, vãn cảnh và tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành trên thuyền thì trước mắt bạn sẽ hiện ra cổng Tam Quan. Tại đây có 2 cổng tam quan là: tam quan ngoại và tam quan nội. Được xây dựng vô cùng đồ sộ với thiết kế độc đáo và hoa văn trang trí đặc sắc. Bước qua cổng Tam Quan, bạn sẽ chính thức đến được chùa Tam Chúc.
– Vườn cột kính: Công trình độc đáo này nằm ngay phía sau của cổng Tam Quan. Được gọi với cái tên “cột Kinh” là vì tại vườn có 32 cây cột Kinh đặt gần nhau. Chân cột được thiết kế tựa như đài hoa sen, thân cột hình lục giác được điêu khắc thủ công lời Phật dạy. Đỉnh cột như nụ hoa sen vươn lên giữa không gian tráng lệ, bề thế trước Điện Quan Âm.
– Điện Quan Âm: Là một trong ba điện chính của chùa Tam Chúc. Điện thờ Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, nặng 100 tấn do các nghệ nhân nổi tiếng Việt Nam chế tác. Đặc biệt, tại điện có 8.500 bức tranh về các câu chuyện của Đức Phật do thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa. Đến với Điện Quan Âm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích tường nói về sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam.
– Điện Pháp Chủ: Điện Pháp Chủ nằm chính giữa Điện Quan Âm và Điện Tam Thế. Điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni – pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn lớn nhất Đông Nam Á. Cũng giống như Điện Quan Âm, tại điện Pháp Chủ có 4 bức tranh phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ bốn bức tường. Mỗi bức tranh ở đây nói về một giai đoạn, bước ngoặt trong cuộc đời của Đức Phật. Bạn có thể cầu bình an và may mắn đến với bản thân và gia đình mình ở đây nhé!
– Điện Tam Thế: Điện thờ ba pho tượng Phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện Tam Thế. Ba pho tượng biểu thị cho quá khứ, hiện tại và tương lai, mội pho nặng 80 tấn. Ngoài ra bạn còn được chiêm ngưỡng 12.000 bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo, mỗi bức tranh đều gửi gắm những câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiện cuộc đời của Đức Phật do những người thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa đưa sang.
– Chùa Ngọc: Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh với độ cao 468m. Công trình xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá đỏ granit do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ. Sau đó vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách, kiến trúc cổ của Việt Nam mà không dùng bê tông kết dính. Trong chùa thờ tượng Phật A Di Đà được tạc bằng đá ngọc nguyên khối nặng 4,9 tấn.
– Đình Tam Chúc: Đình Tam Chúc là một công trình không quá đồ sộ nhưng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đây là nơi thờ hoàng hậu Đinh Dương Thi Nguyệt, vua Đinh Tiên Hoàng và thần Bạch Mã. Men theo cây cầu bắc qua Hồ Tam Chúc, bạn sẽ thấy không gian thật thơ mộng, bao la, bạn không nên bỏ lỡ điểm check – in yêu thích của rất nhiều du khách khi đến đây.
4, Một số lưu ý khi đi du lịch tại Chùa Tam Chúc
Để có cho mình một tour du lịch trải nghiệm chùa Tam Chúc 1 ngày trọn vẹn và nhiều kỷ niệm. Thì dưới đây là một số lưu ý mà bạn nhất định không được bỏ qua:
– Nếu bạn thích không khí sôi nổi, đông đúc thì mùa xuân là khoảng thời gian hợp lý để đi vì lúc này sẽ diễn ra lễ hội. Còn nếu bạn đi tham quan, vãn cảnh và chiêm bái thì những khoảng thời gian còn lại đều hợp lý
– Đây là nơi tâm linh linh thiêng nên bạn hãy mặc những trang phục thật kín đáo, lịch sự và tránh những phát ngôn thiếu văn minh
– Chùa Tam Chúc rất rộng vì thế bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều, nên một đôi giày bệt hay giày thể thao sẽ giúp bạn có thể tham quan được hết nơi đây
– Nếu có dư thời gian du lịch Tam Chúc, thì bạn có thể lựa chọn một số địa điểm gần đó để tham quan như: Kẽm Trống Hà Nam, động Phúc Long, chùa Bà Đanh,…
– Không tự ý chạm tay vào các hiện vật có trong chùa để đảm bảo kiến trúc được giữ gìn nguyên vẹn. Đặc biệt, bước vào những công trình tâm linh tại chùa, bạn nên đi cửa bên trái hoặc phải, tránh đi vào cửa chính giữa
– Bảo vệ cảnh quan, môi trường tại điểm đến: vứt rác đúng nơi quy định, không được ngắt hoa và bẻ cành cây
– Ngoài ra còn rất nhiều điều hay, lịch trình hữu ích liên quan đến Chùa Tam Chúc mà du khách có thể tìm hiểu thêm: https://dulich.pro.vn/tour-du-lich-chua-tam-chuc nhé !
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết và cụ thể nhất mà chúng tôi muốn cung cấp tới các bạn. Hy vọng rằng trong thời gian gần nhất chúng tôi sẽ được đồng hành cùng bạn thực hiện một chuyến hành hương đến chùa Tam Chúc để khám phá vẻ đẹp uy nghi, trầm mặc tựa chốn bồng lai tiên cảnh này.